Tiền tệ là một phương tiện trao đổi được phát hành bởi ngân hàng quốc gia hay ngân hàng trung ương để đo lường giá của một loại hàng hóa. Tiền tệ của các quốc gia khác nhau có tính thanh khoản và khả năng duy trì giá trị danh nghĩa khác nhau.
Tiền tệ có thể được phân loại theo nhiều cách. Bất cứ đặc tính nào cũng có thể trở thành một căn cứ để phân loại, ví dụ:
Quốc gia phát hành:
- đồng tiền quốc gia là đồng tiền được phát hành bởi chính phủ hoặc ngân hàng trung ương để sử dụng trong phạm vi quốc gia đó;
- ngoại tệ là tiền (giấy bạc ngân hàng, trái phiếu kho bạc, tiền xu) trong lưu thông, một công cụ thanh toán hợp pháp tại một số quốc gia nhất định hoặc một nhóm quốc gia và đã hoặc đang bị rút khỏi lưu thông nhưng vẫn là những công cụ tiền tệ có thể trao đổi được;
- phần đơn vị tiền tệ của nước ngoài và các đơn vị thanh toán và tiền tệ quốc tế trong tài khoản;
-tiền tập hợp là tiền được sử dụng cho việc thanh toán giữa các tổ chức kinh tế quốc tế như SDR. Tiền châu Âu cũ – ECU, hiện nay là euro.
Khả năng chuyển đổi của tiền tệ:
- tiền có khả năng chuyển đổi hoàn toàn. Đó là loại tiền tệ không có giới hạn nào khi giao dịch với nó;
- tiền có khả năng chuyển đổi một phần là loại tiền tệ mà có những giới hạn nhất định khi giao dịch để đổi lấy những loại tiền tệ khác;
- tiền không có khả năng chuyển đổi.
Tỷ giá hối đoái:
- tiền mạnh/ổn định (ổn định với lãi suất danh nghĩa và các loại tiền tệ khác);
- tiền yếu/mềm.
Thời gian hiệu lực:
- tiền không đổi (tỷ giá hạn chế những tác động của sự biến động tỷ giá và được sử dụng để tính toán các con số về hiệu quả hoạt động tài chính);
- tiền tạm thời. Đây là tiền tệ của một quốc gia nhất định, và bị giới hạn thời gian hiệu lực. Nó cũng là một đơn vị tiền tệ được sử dụng để thanh toán trong các thỏa thuận và hợp đồng trong thời gian hiệu lực của những thỏa thuận này.
Tính hiệu quả:
- tiền dự trữ là một loại ngoại tệ mà các ngân hàng trung ương tích lũy và dự trữ để thanh toán quốc tế cho các giao dịch ngoại thương và đầu tư nước ngoài;
- các đồng tiền mạnh. Có 7 đồng tiền mạnh có khả năng chuyển đổi hoàn toàn và được sử dụng chủ yếu trong thanh toán quốc tế: Đô la Mỹ, euro, franc Thụy Sỹ, bảng Anh, yên Nhật, đô la Canada, đô la Úc.
Tính tồn tại thực tế:
- tiền thực đóng vai trò trực tiếp như tiền mặt;
- các dạng tương tự như tiền, ví dụ ECU.
Chức năng của tiền tệ:
- đơn vị tiền tệ chỉ giá trị của hàng hóa và dịch vụ;
- phương tiện trao đổi đóng vai trò như một trung gian trong giao dịch và được vận hành theo công thức sau: hàng-tiền-hàng;
- phương tiện tiến kiệm và tích lũy. Nó có thể chuyển thể từ đơn vị tiền tệ sang nhà đất (tài sản) hoặc chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu,…).
Từ định nghĩa, phân loại và chức năng của tiền tệ, chúng ta có thể kết luận rằng tiền tệ của các quốc gia khác nhau có giá trị khác nhau và được thể hiện ở tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái là giá (báo giá) của một đơn vị tiền tệ của một quốc gia được thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ của một quốc gia khác, các kim loại quí hoặc chứng khoán.
Tỷ giá hối đoái liên tục thay đổi do sự tác động của những nhân tố sau:
- sự ngang bằng sức mua của tỷ giá. Điều này có nghĩa là sức mua của một số tiền nhất định trên một thị trường phải bằng với sức mua của một lượng như thế trên một thị trường khác. Nếu lượng tiền đó được trao đổi lấy một ngoại tệ khác ở mức tỷ giá hiện tại thì giá của một loại hàng hóa và chi phí sản xuất nội địa so với sản phẩm tương tự ở nước ngoài càng cao thì lượng nhập khẩu so với lượng xuất khẩu càng lớn. Điều này có thể dẫn tới giá nội địa sẽ cao hơn giá của sản phẩm tương tự ở nước ngoài và thúc đẩy giá ngoại tệ tăng do nhu cầu tăng;
- dòng vốn. Nhu cầu về chứng khoán nước ngoài, tín dụng ngân hàng và tiền mặt tăng dẫn tới giá trị của đồng ngoại tệ tăng;
- thực trạng nền kinh tế của các quốc gia, đồng tiền được niêm yết trên thị trường. Những tin tức tích cực hay tiêu cực về tình trạng kinh tế của một quốc gia có ảnh hưởng tới tỷ giá ngoại hối;
- những giao dịch tài chính lớn. Chúng có thể có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến xu hướng tỷ giá trong dài hạn với việc đầu tư vốn vào nguồn dự trữ tiền tệ;
- hoạt động của các nhà xuất khẩu và nhập khẩu. Ảnh hưởng của họ lên thị trường mang tính ngắn hạn và không thể gây ra những thay đổi có tính toàn cầu lên tỷ giá hối đoái bởi vì những nhà xuất khẩu và nhập khẩu thực hiện các giao dịch ngoại thương với khối lượng không đáng kể so với tổng khối lượng giao dịch trên thị trường tiền tệ;
- những bài phát biểu chính trị trong các buổi báo cáo, họp, hội nghị thượng đỉnh, họp báo,… (ví dụ như họp báo sau khi thảo luận về tỷ lệ lãi suất) cũng có ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái, và đôi khi chúng còn quyết định xu hướng dài hạn nếu như các bài phát biểu đó nói về tầm nhìn dài hạn (như khả năng thay đổi tỷ lệ lãi suất, hình thành ngân sách nhà nước). Tất nhiên, việc dự báo nội dung của những bài nói đó và động thái của thị trường sau đó sẽ xuất hiện trước tiên do ngày giờ những bài phát biểu đó được biết trước. Đôi khi, những sự kiện ngoài dự kiến xảy ra và dẫn tới những biến động không lường trước được và cực kỳ mạnh mẽ trên thị trường;
- hoạt động của các ngân hàng trung ương. Chính phủ có thể gây ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ thông qua ngân hàng trung ương và các ngân trung ương lại tham gia vào thị trường tiền tệ thông qua các ngân hàng thương mại. Chính phủ có thể sử dụng các qui tắc điều tiết trực tiếp hoặc gián tiếp để thúc đẩy sản xuất và tăng tiêu dùng. Điều tiết trực tiếp bao gồm các chính sách chiết khấu và đầu tư tiền vào thị trường ngoại tệ (liên quan tới việc bơm tiền đột ngột hoặc giữ một lượng tiền lớn khỏi thị trường quốc tế); điều tiết gián tiếp được thực hiện qua lượng tiền trong lưu thông, tỷ lệ lạm phát và các hoạt động khác. Việc tham gia thị trường của các ngân hàng trung ương thường theo sau bởi những biến động mạnh mẽ của tỷ giá hối đoái do lượng tiền đầu tư lớn. Ngân hàng trung ương của các quốc gia khác nhau cũng có thể liên kết giao dịch trên thị trường tiền tệ.